Hành vi xã hội Trâu rừng châu Phi

Đàn trâu

Kích thước bầy đàn của trâu châu Phi có thể dao động khá lớn. Cốt lõi của bầy đàn được tạo thành có liên quan đến trâu cái và những con nghé của nó, trong một hệ thống phân cấp thống trị gần như tuyến tính. Đàn cơ bản được bao quanh bởi đàn con của các con đực cấp dưới, con đực cấp cao, con cái và con già hoặc tàn phế. Những con đực trẻ luôn giữ khoảng cách với những con trâu đực trưởng thành vượt trội, những con được nhận biết bởi độ dày cặp sừng. Trong mùa khô, trâu đực sẽ tách khỏi đàn và hình thành nhóm con đực đơn thân.[10] Hai loại đàn trâu đực đơn thân diễn ra: một là những con đực tuổi từ 4-7 năm và hai là những con đực 12 tuổi trở lên.[11] Trong mùa mưa, trâu đực trẻ tham gia lại đàn để giao phối với những con cái. Chúng sẽ ở lại với đàn trong suốt mùa để bảo vệ nghé con.[12] Một số trâu đực lớn tuổi không còn tái gia nhập bầy đàn, khi chúng không còn có thể cạnh tranh với con đực trẻ tuổi vốn khỏe mạnh và hung hăng hơn. Con đực có hệ thống phân cấp thống trị tuyến tính dựa trên tuổi và kích thước. Vì một con trâu an toàn hơn khi sống trong một đàn lớn mạnh hơn, trâu đực nổi trội có thể dựa vào con đực cấp dưới và đôi khi chịu được sự kết nối của chúng.[10]

Trâu đực đang đấu sừng

Trâu đực trưởng thành sẽ đấu sừng, tương tác ưu thế hay chiến đấu thực tế. Một con trâu đực sẽ tiếp cận một con đực khác, rống lên, với cặp sừng cụp xuống và chờ cho con trâu đực khác làm điều tương tự. Khi đấu sừng, trâu đực xoắn sừng từ bên này sang bên kia.[13] Nếu đấu sừng chơi đùa, trâu có thể chà mặt và cơ thể đối phương trong suốt cuộc đấu sừng. Chiến đấu thực tế sẽ bạo lực hơn nhưng rất hiếm và thời gian diễn ra khá ngắn. Nghé con cũng có thể tham gia trong cuộc chơi này, nhưng trâu cái trưởng thành hiếm khi đấu sừng.

Trâu châu Phi đáng chú ý vì biểu hiện tập tính vị tha. Trâu cái xuất hiện tính phô bày một số loại "hành vi bầu chọn". Trong thời gian nghỉ ngơi, trâu cái sẽ đứng lên, lê bước xung quanh, và ngồi xuống trở lại. Chúng sẽ ngồi theo hướng mà chúng nghĩ nên di chuyển. Sau một giờ lê bước, trâu cái đi theo hướng chúng quyết định. Quyết định này là chúng và không dựa trên hệ thống phân cấp hoặc ưu thế.[14] Khi bị săn đuổi bởi các loài động vật ăn thịt, một đàn sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau và gây khó khăn cho kẻ săn mồi để chọn ra một thành viên thích hợp để tấn công. Nghé con sẽ được dồn vào ở trung tâm. Một đàn trâu sẽ phản ứng với tiếng kêu cứu của một thành viên đang bị thú ăn thịt vây bắt và cố gắng giải cứu nó.[13] Tiếng kêu cứu của con nghé sẽ nhận được sự quan tâm của không chỉ trâu mẹ, mà còn là cả đàn. Trâu sẽ tham dự vào hành vi đám đông khi chiến đấu với kẻ thù. Chúng được ghi nhận là có thể giết chết một con sư tử[15], đuổi con sư tử trèo lên cây và buộc nó phải ở trên đó trong hai giờ, sau khi sư tử cắn chết một thành viên của đàn. Sư tử con có thể bị giẫm đạp và bị giết bởi trâu. Trong một đoạn video tự quay, được gọi là Battle at Kruger (cuộc chiến tại Kruger), một con nghé may mắn sống sót sau khi thoát khỏi một cuộc tấn công của hai con sư tử và một con cá sấu, sau khi có sự can thiệp của cả đàn.

Tiếng rống

Sư tử ăn thịt trâu rừng

Trâu châu Phi phát ra các âm thanh khác nhau. Nhiều tiếng kêu là phiên bản cường độ thấp của tiếng kêu phát ra bởi bò nhà. Chúng phát ra tiếng trầm, từ 2 đến 4 giây xen kẽ trong khoảng 3 đến 6 giây để báo hiệu cho đàn di chuyển. Báo hiệu bầy đàn thay đổi hướng, trâu đầu đàn sẽ phát ra âm thanh "gan góc", "tiếng cửa cọt kẹt".[7] Khi di chuyển đến nơi uống nước, một số cá thể phát ra tiếng dài maaa lên đến 20 lần một phút. Khi hung hăng, chúng phát tiếng đột ngột có thể kéo dài hoặc biến thành tiếng gầm gừ ầm ầm. Trâu cái phát ra tiếng rống nhẹ khi tìm nghé con. Nghé con sẽ phát tiếng rống tương tự có cường độ cao hơn khi gặp nạn.[7] Khi bị đe dọa bởi kẻ săn mồi, trâu phát ra tiếng kéo dài waaaa. Những cá thể vượt trội phát tiếng rống thông báo sự hiện diện và vị trí của kẻ thù. Một phiên bản mạnh mẽ hơn của cùng một tiếng rống được phát ra như một lời cảnh báo cho kẻ xâm nhập lãnh thổ.[7] Khi gặm cỏ, chúng sẽ phát ra âm thanh khác nhau, chẳng hạn như tiếng rống ngắn gọn, âm ỉ, tiếng rít và tiếng rên.

Sinh sản

Trâu cái và nghé con tại khu bảo tồn NgorongoroTanzania

Trâu giao phối và sinh con chỉ trong mùa mưa. Đỉnh điểm sinh diễn ra vào đầu mùa, trong khi đỉnh điểm giao phối diễn ra sau đó. Một con đực sẽ bảo vệ chặt chẽ một con cái đang trong giai đoạn động dục, trong khi vẫn giữ các con đực khác tại vùng đất trũng[7][10] Đây là thời điểm khó khăn, trâu cái khá lảng tránh và thu hút nhiều trâu đực đến xung quanh. Bởi thời gian một con trâu cái đủ động dục, chỉ có trâu chiếm ưu thế nhất trong đàn/đàn cấp dưới ở bên cạnh nó.[7]

Trâu cái động dục đầu tiên lúc năm tuổi, sau một thai kỳ dài 11,5 tháng. Nghé sơ sinh vẫn ẩn trong thảm thực vật trong vài tuần đầu tiên, được trâu mẹ nuôi dưỡng trước khi gia nhập đàn chính. Nghé lớn hơn được gia nhập tại trung tâm đàn cho an toàn.[16] Mối ràng buộc mẹ con giữa trâu mẹ và nghé con kéo dài lâu hơn so với hầu hết các loài trâu bò. Tuy nhiên, khi một con nghé mới sinh ra, ràng buộc kết thúc và trâu mẹ sẽ giữ con non lứa trước của nó tại đất trũng với những nhát húc sừng. Tuy vậy, con non 1 tuổi sẽ theo mẹ nó một năm hoặc lâu hơn. Con đực rời khỏi mẹ mình khi hai tuổi và tham gia các đàn con đực đơn thân. Nghé non, bất thường trong các loài trâu, bú sữa từ phía sau mẹ nó, đẩy đầu vào giữa các chân của trâu mẹ.[17]

</ref>

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trâu rừng châu Phi http://nature.ca/notebooks/english/capebuff.htm http://books.google.com/books?id=5FUs3eujlFwC&pg=P... http://www.google.com/books?id=JgAMbNSt8ikC&pg=PA6... http://www.on-the-matrix.com/africa/buffalo.asp http://www.safaribwana.com/ANIMALS/animpages/buffa... http://www.ultimateungulate.com http://www.ultimateungulate.com/Artiodactyla/Synce... http://www.youtube.com/watch?v=LU8DDYz68kM http://www.youtube.com/watch?v=PJjcQBSPDaI http://nature.berkeley.edu/getzlab/Reprints06/Ryan...